Ứng dụng TMDT cho doanh nghiệp ngành dịch vụ , sản xuất và xuất khẩu hàng hóa

Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp trong ngành dịch vụ
Trong ngành dịch vụ, website được xây dựng chủ yếu để giới thiệu thông tin, cập nhật thông tin mới nhất về dịch vụ cung cấp. Ngoài ra, website còn nên có những thông tin bổ ích khác liên quan đến lĩnh vực dịch vụ của doanh nghiệp để cung cấp miễn phí cho người xem, nhằm nâng cao ấn tượng và niềm tin của người xem đối với doanh nghiệp.
Trong ngành này, nhất thiết doanh nghiệp nên có website để giới thiệu thông tin, cập nhật thông tin mới nhất cho đối tượng khách hàng nắm bắt kịp thời. Ngoài ra, những thông tin trên website này còn có “sứ mệnh” kích thích nhu cầu của người xem.
Trên website nên có đầy đủ địa chỉ, hướng dẫn đặt dịch vụ qua điện thoại hoặc có chức năng đặt dịch vụ qua email, qua form đặt dịch vụ trên website. Nếu phục vụ khách quốc tế, những website này có thể có chức năng thanh toán “đặt cọc” trước dịch vụ. Đây là hình thức thanh toán trực tuyến B2C, khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Ví dụ: công ty tư vấn du học nên có website giới thiệu chi tiết về dịch vụ của mình, ngoài ra, trên website cũng nên có những thông tin bổ sung, giới thiệu về điều kiện ăn ở, sinh hoạt ở từng quốc gia, từng trường. Và những thông tin giới thiệu về những khách hàng (du học sinh) của công ty đang học ở nước ngoài sẽ có sức thuyết phục cao đối với khách hàng tiềm năng. Hay một công ty tư vấn luật sẽ có một website ngoài việc đăng tải thông tin về công ty, về dịch vụ, còn đăng tải khối lượng lớn những thông tin về luật, về những tình huống luật, về những trường hợp công ty đã thực hiện tư vấn, bào chữa thành công...
Ngoài ra, trên website nên có công cụ lưu email của người xem (khi họ đồng ý cho email để đổi lấy một quyền lợi gì khác, như download tài liệu, đăng ký nhận bản tin, được tư vấn miễn phí qua mạng...) để xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng và thường xuyên liên lạc với đối tượng này để giới thiệu dịch vụ, ưu đãi...
Cao cấp hơn, website có thể quản lý dữ liệu khách hàng nhằm phục vụ khách hàng tiện lợi hơn và nhằm để marketing những dịch vụ khác, dịch vụ mới cho khách hàng đã có. Ví dụ: công ty du lịch B đã có danh sách email, tên, nơi cư trú... của các khách hàng đã mua tour của công ty, mỗi khi có tour mới hay có dịp Lễ, mùa du lịch... công ty B nên gửi email giới thiệu thông tin cho các khách hàng đã có, có thể kèm theo ưu đãi dành cho khách hàng mua dịch vụ lần thứ hai...
Kế tiếp, doanh nghiệp phải tập trung vào marketing website này.
Cuối cùng, doanh nghiệp cũng nên dùng Internet, WWW để phục vụ việc nghiên cứu quan sát thị trường, thị hiếu của khách hàng, xu hướng trong và ngoài nước về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp...
Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa
Ví dụ doanh nghiệp A sản xuất gốm sứ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Doanh nghiệp A nên ứng dụng TMĐT phục vụ việc kinh doanh của mình như sau:
  • Có website trưng bày hàng hóa:
Website này có cơ sở dữ liệu sản phẩm, hiển thị hình ảnh, mô tả ngắn, giá... Website có chức năng giỏ mua hàng hoặc hỏi thông tin hàng (Product Inquiry). Doanh nghiệp có thể bán lẻ hoặc không bán lẻ. Doanh nghiệp không nhất thiết phải thực hiện thanh toán qua mạng nếu không chuyên về bán lẻ.
Hàng hóa trên website phải phong phú, giống như catalogue hàng hóa chi tiết. Một vấn đề doanh nghiệp e ngại bị sao chép mẫu mã khi trưng bày hết mẫu mã mới của mình lên website. Giải pháp: doanh nghiệp trưng bày một số mẫu điển hình trên website – ai cũng có thể xem được. Còn những mẫu mã mới, cũng được trưng bày nhưng được bảo vệ bởi ID và password. Doanh nghiệp tuyên bố những ai thực sự quan tâm thì có thể liên hệ doanh nghiệp để được cung cấp ID và password vào xem cơ sở dữ liệu sản phẩm đầy đủ nhất, mới nhất.
Trên website cũng phải có đủ thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, quy trình sản xuất, thế mạnh của doanh nghiệp, điều khoản mua – bán, giao hàng...
  • Hỗ trợ khách hàng, khách hàng tiềm năng qua mạng : thông dụng nhất là email, nếu được thì có chức năng chat để người quan tâm có thể trao đổi ngay với doanh nghiệp.
  • Tận dụng Internet để marketing sản phẩm của mình :
    • Thường xuyên vào các sàn giao dịch (www.alibaba.com, www.ec21.com) để tìm kiếm những ai đang tìm mua mặt hàng doanh nghiệp có bán, để đăng thông tin rao bán, để đăng thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm... Doanh nghiệp có thể trả tiền để được xây dựng những e-catalogue giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại những sàn giao dịch này. (Hướng dẫn: doanh nghiệp có thể tìm kiếm danh sách các sàn giao dịch quốc tế bằng cách vào Google.com và gõ từ khóa marketplace).
    • Chủ động marketing mình đến với các nhà nhập khẩu bằng cách mua hoặc tìm kiếm (thông qua Google chẳng hạn) thông tin liên lạc của các nhà nhập khẩu trên thế giới và sau đó gửi email tự giới thiệu mình, thậm chí có thể fax, gửi thư qua bưu điện... trong đó nên giới thiệu ngắn gọn, quan trọng là giới thiệu địa chỉ website để các nhà nhập khẩu vào website xem thông tin chi tiết.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tận dụng Internet, WWW để tìm kiếm các mẫu mã mới đang được bán trên thế giới bằng cách tìm kiếm các website siêu thị điện tử ở nước ngoài, các website của các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề ở các nước khác v.v...

1 nhận xét:

Unknown nói...

Thị trường ngày nay đang phát triển kinh doanh với nhiều ứng dụng giải pháp khác nhau, nhưng riêng giải pháp erp thì dễ nắm được cốt lõi của công việc hơn: Tại đây Giải pháp erp cho doanh nghiệp

Đăng nhận xét