Thẻ tín dụng, các loại thẻ khác và việc thanh toán tại cửa hàng, và online

Trong các giao dịch thương mại cổ điển, việc thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt(cash). Vì vận chuyển tiền mặt kèm theo nhiều rủi ro và bất tiện, người ta đã nghĩ ra các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, điển hình là thanh toán bằng séc(cheque), bằng thẻ (card) và bằng các phương thức viễn thông khác như telegraphic transfer (TTR).
Trong các giao dịch thương mại cổ điển, việc thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt(cash). Vì vận chuyển tiền mặt kèm theo nhiều rủi ro và bất tiện, người ta đã nghĩ ra các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, điển hình là thanh toán bằng séc(cheque), bằng thẻ (card) và bằng các phương thức viễn thông khác như telegraphic transfer (TTR).
Séc là tờ giấy in theo lối đặc biệt của mỗi ngân hàng qua đó một người (drawer) lệnh cho ngân hàng trả cho người ghi tên trên séc (payee) hoặc người cầm tờ séc (bearer) một số tiền ghi trên tờ séc(mệnh giá). Séc có thể do người chủ 1 tài khoản ở ngân hàng phát hành, trong trường hợp này ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán nếu trong tài khoản có đủ tiền để thực hiện giao dịch, nếu không séc sẽ bị gửi trả lại cho payee, gọi là cheque bounce hay la cheque return unpaid, với remark là refer to drawer.Séc có thể do ngân hàng phát hành, ngân hàng là drawer(khi đó goi là banker's cheque), bên trả tiền là ngân hàng, trong trường hợp này việc thanh toán đảm bảo hơn vì ngân hàng luôn có đủ tiền để thanh toán. Để có thể phát hành séc, bạn phải mở tài khoản current account ở ngân hàng và mua sổ séc (blank cheque book). Ngoài ra những người đi du lịch sợ bị trộm cướp thường mua séc du lịch (travelers' cheque), do các tổ chức thanh toán quốc tế (e.g American Express) phát hành, drawer là tổ chức đó, payee chính là người mua séc, mệnh giá thường là cố định (e.g. 100, 200, 500, 1000USD). Du khách này khi đến các nước sẽ tìm đến các ngân hàng, hoặc chi nhánh các tổ chức thanh toán như Thomas Cook đổi séc du lịch thành tiền mặt để tiêu ở địa phương.
Thẻ là một miếng plastic có kích thước tiêu chuẩn và có một dải băng từ ở mặt sau ghi thông tin về thẻ và chủ của thẻ, cũng có thể có chip điện tử để ghi các thông tin phụ thêm khác. Thẻ thường do các ngân hàng phát hành cho khách hàng của mình để phục vụ cho việc thanh toán. Một ngân hàng có số chi nhánh có hạn và việc thanh toán thường thực hiện giữa các ngân hàng khác nhau, vì thế có các tổ chức thanh toán quốc tế như VISA, MasterCard, American Express, Delta, vv.. hoặc các tổ chức thanh toán liên ngân hàng trong nội địa một nước như NETS của Singapore. Các tổ chức này có biểu tượng (logo) riêng để phân biệt dịch vụ của họ với nhau.
Vậy các tổ chức thanh toán này có chức năng gì? Họ đứng ra làm trung gian chuyển tải thông tin và giúp việc thanh toán giữa các ngân hàng. Các ngân hàng là thành viên của tổ chức thanh toán nào thì có thể nhận thanh toán bằng các loại thẻ có biểu tượng của tổ chức đó và thường đặt biển hiệu rõ ràng thể hiện những loại thẻ họ có thể nhận thanh toán. Các ngân hàng này cũng có thể phát hành thẻ theo điều kiện của tổ chức thanh toán mà họ là thành viên, thẻ đó được chấp nhận để thanh toán ở các ngân hàng thành viên khác trong cùng tổ chức.
Thẻ được chia ra nhiều loại tùy theo tính năng tác dụng của thẻ. Thẻ tín dụng (Credit Card) thực chất là bằng chứng của một mối quan hệ vay nợ giữa người cầm thẻ (Cardholder) và ngân hàng. Ngân hàng đồng ý cho Cardholder vay tiền đến một mức tối đa nào đó (gọi là credit limit), thường là khoảng 2 lần thu nhập hàng tháng của Cardholder. Thỏa thuận như vậy tức là Cardholder có một "line of credit" sẵn sàng để dùng khi cần. Tất cả các khoản thanh toán mà Cardholder thực hiện sẽ được ghi nợ (debit) vào tài khoản của Cardholder tại ngân hàng. Đến một ngày nhất định mỗi tháng, ngân hàng sẽ gửi Statement đến cho Cardholder, thống kê tổng số tiền đã chi trong tháng trước đó. Cardholder có thể chọn thanh toán toàn bộ số tiền trước thời hạn ghi trong Statement, khi đó Cardholder không phải trả lãi (interest). Nếu không Cardholder có thể trả số tiền tối thiểu (Minimum Payment), thường là khoảng 5% số tiền nợ, phần còn lại có thể trả từ từ, tất nhiên là ngân hàng sẽ tính lãi, thường là từ 12% đến 24% một năm, tiền lãi tính từng ngày.
Vậy việc thanh toán bằng thẻ tín dụng xảy ra thế nào? Giả sử bạn có thẻ VISA. Một lần bạn đến một cửa hàng (Merchant) thấy có logo của VISA thể hiện cửa hàng nhận thanh toán bằng thẻ VISA, bạn mua hàng và yêu cầu thanh toán bằng thẻ của mình. Cửa hàng sẽ quẹt (swipe) thẻ của bạn vào một chiếc máy đọc (gọi là EDCT - Electronic Data Capture Terminal). EDCT đọc các thông tin về thẻ của bạn ghi trên băng từ và contact ngân hàng của cửa hàng (Merchant's Bank) thông qua modem, đường điện thoại hoặc ISDN line, gửi kèm theo yêu cầu về số tiền cần thanh toán, ngân hàng này kiểm tra trong CSDL của VISA xem thẻ của bạn có phải là thẻ hết hạn hoặc bị mất cắp hay không, số tiền bạn muốn trả có vượt quá hạn mức không, nếu không, ngân hàng sẽ báo lại ngay trong vài giây về EDCT là giao dịch được phê duyệt (approved), khi đó EDCT sẽ in ra một tờ giấy nhỏ ghi rõ số tiền, mã số giao dịch để bạn ký vào đó (Sale Slip). Bạn được giữ bản chính của sale slip, Merchant sẽ giữ bản sao và gửi về ngân hàng để nhận tiền sau này. Nhận được sale slip Merchant's bank sẽ ghi có (credit) ngay số tiền giao dịch vào tài khoản của Merchant đồng thời gửi thông báo qua mạng của VISA yêu cầu ngân hàng của bạn (Cardholder's Bank) thanh toán số tiền. Cardholder's bank sẽ thanh toán tiền cho Merchant's Bank và debit số tiền vào tài khoản của bạn. Chi tiết về giao dịch sẽ được ghi trong Statement kế tiếp gửi đến cho bạn. Giả sử có người ăn cắp thẻ của bạn, giả mạo chữ ký của bạn thì trong thời hạn nhất định (thường là 2 tuần) bạn có thể liên hệ với ngân hàng của bạn để đòi lại tiền. VISA đảm bảo rằng nếu ngân hàng của bạn chứng minh được chữ ký không phải là chữ ký của bạn thì họ sẽ trả lại tiền cho bạn ngay. Merchant's bank sẽ lấy lại tiền từ tài khoản của Merchant còn việc tranh chấp là gánh nặng của Merchant đi theo bạn đòi tiền nếu họ muốn. Trường hợp này gọi là Chargeback.
Trường hợp bạn thanh toán online, Merchant không có điều kiện swipe thẻ của bạn, cũng không nhìn thấy bạn. Nhưng bạn cung cấp tên, ngày hết hạn và số thẻ (16 số in trên mặt trước thẻ) thì họ cũng kiểm tra được tương tự như làm qua EDCT. Để bảo vệ thêm cho Merchant, phía sau thẻ có một dãy số dài in trên cùng dải băng nơi có chữ ký của bạn. Đa số các Merchant yêu cầu bạn cung cấp 3-4 số cuối trong dãy số này, gọi là security code, trước khi nhận thanh toán. Tuy vậy bạn thấy rõ rằng giao dịch này không hoàn toàn an toàn 100%, một người có bản photocopy cả 2 mặt thẻ của bạn là có thể thanh toán online rồi. Đừng lo, rủi ro là ở phía Merchant, nếu bạn phát hiện giao dịch không đúng trên Statement của mình, hãy đến ngay ngân hàng của bạn yêu cầu chargeback. Nếu bạn chứng minh được giao dịch không phải do bạn thực hiện (e.g. bạn ở Hàn Quốc mà giao dịch lại do ai đó thực hiện từ máy tính ở Mỹ) hoặc bạn claim là chẳng nhận được hàng gì cả, thì ngân hàng của bạn có cơ sở để đòi lại số tiền cho bạn ngay. Cuối cùng, chỉ tội nghiệp ông Merchant có thể đã gửi hàng đi mà chẳng được trả tiền, nếu có muốn kiện bạn thì bạn ở quá xa xôi, chi phí pháp lý thì cao, đành chấp nhận ngậm bồ hòn làm ngọt vậy. Không ít người đã sử dụng kẽ hở này để thực hiện các giao dịch không trung thực trên internet.
Để chống lại hiện tượng này các tổ chức thanh toán quốc tế có vài giải pháp. Các thẻ xảy ra rắc rối sẽ được ghi lại trên CSDL, lần sau sẽ khó có approval cho giao dịch hơn. Thẻ gây ra quá nhiều giao dịch thì cảnh sát có thể bí mật điều tra về Cardholder, và người đó có thể bị bắt, bị tù vì tội lừa đảo. Về phía các Merchant, họ tự vệ bằng cách từ chối nhận thanh toán bằng các loại thẻ phát hành từ các quốc gia mà ngân hàng của họ không với tới được, các quốc gia mà hệ thống bảo vệ pháp luật, cưỡng chế thi hành kém, thậm chí thẻ do các ngân hàng nhỏ và lạ phát hành. Một số Merchant lớn, họ có biện pháp an toàn gần như 100% là yêu cầu bạn điền thông tin vào một tờ khai, in ra, ký tên và gửi lại cho họ qua fax. Như đã nói ở trên, một khi giao dịch đã có chữ ký của bạn, thì khó lòng có thể Chargeback được, và nếu chữ ký giả mạo, thì từ chữ ký đó và số fax, thời gian, người ta có thể lần tìm ra được kẻ lừa đảo. Người thiệt thòi trong trường hợp này, có thể nói chính là Cardholder không được chấp nhận thanh toán, như các bạn ở Hàn Quốc chẳng hạn, trong khi thẻ của các bạn có biểu tượng của VISA, MasterCard hẳn hoi, tiền phí thì ngân hàng vẫn thu, mà công dụng thì không có.
Ngoài thẻ tín dụng còn có loại thẻ khác goi là Debit Card. Debit card khác với Credit Card ở điểm căn bản nhất là không có quan hệ vay nợ, bạn có tiền trong tài khoản thì tiêu, hết thì thôi, không vay được. Ngân hàng phát hành thẻ Debit Card không phải chịu rủi ro khi bạn không có tiền trả nợ. Thực chất họ giữ tiền hộ bạn, giúp bạn sử dụng được tiện ích của các tổ chức thanh toán quốc tế. Debit Card có thể sử dụng được để thanh toán quốc tế có các đặc điểm về hình thức giống hệt Credit Card, phía trước có in nổi tên Cardholder, ngày cấp và ngày hết hạn và in nổi 16 số của thẻ, logo của tổ chức thanh toán quốc tế, phía sau có chữ ký, security code. Nếu thẻ của bạn có đầy đủ các yếu tố này, từ phía Merchant, họ không thể biết được thẻ của bạn là Credit hay Debit, và thông tin ấy cũng không có ý nghĩa gì với họ cả. Debit hay Credit là nói về quan hệ của bạn với ngân hàng của bạn mà thôi.
Cũng cần nói thêm, ngoài loại thẻ Debit tiêu chuẩn như nói ở trên, nhiều ngân hàng chưa thật sự integrate hệ thống với các mạng lưới thanh toán quốc tế, họ phát hành các loại thẻ cũng gọi là debit card, nhưng thực chất không dùng được để thanh toán online. Nếu bạn thấy tên mình, ngày cấp, ngày hết hạn, số thẻ không in nổi, số thẻ không phải 16 số, thì chắc chắn không thanh toán được online. Các loại thẻ "debit rởm" kiểu này thực chất ở nhiều nước được gọi là ATM card, bởi vì thẻ dùng được ở ATM. Bạn dùng thẻ rút tiền ở ATM ra tiêu thôi.
Ở một số nước trong phạm vi quốc gia có hệ thống thanh toán liên ngân hàng, ví dụ ở Singapore gọi là NETS. Bạn có thể dùng thẻ ATM mua hàng ở cửa hàng cũng bằng hình thức swipe card. Nhưng thay vì ký tên bạn gõ số PIN (bí mật của bạn) vào một cái máy, tiền được chuyển từ tài khoản của bạn vào tài khoản của Merchant ngay lập tức, không có cơ hội chargeback, lấy lại tiền bất kỳ kiểu gì, dù là thẻ bị đánh cắp (lý do: bạn bị mất cắp thẻ không báo ngay lại còn tiết lộ số PIN cho kẻ cắp thì cũng đáng bị mất tiền rồi). Vì thế NETS được coi là giao dịch tương đương với trả tiền mặt. Nếu bạn có Card reader thì còn có thể sử dụng thẻ ATM để mua hàng trên PC nữa.
Ngoài ra còn có một loại thẻ nữa dùng ở Singapore, gọi là Cash Card. Thẻ này cực kỳ đơn giản, bạn dùng thẻ ATM nạp tiền vào Cash Card, sau đó dùng Cash Card thanh toán được mọi thứ, nhưng nhớ đừng nạp nhiều tiền vào Cash Card, vì Cash Card không ghi tên, chỉ là một cái electronic wallet để tránh không phải giữ tiền xu thôi, nếu đánh rơi Cash Card cũng không khác đánh rơi ví, ai nhặt được có thể tiêu hết tiền mà chẳng bao giờ phải chịu trách nhiệm gì cả. Cash Card không cần ký tên, cũng không có PIN gì hết.
Nói dài dòng về các loai thẻ và cơ chế thanh toán, tôi hy vọng làm rõ thêm được vài điều. Để kết luận tôi chỉ muốn nhắc các bạn mỗi lần xin hay mua các loại thẻ hãy xem kỹ hợp đồng của thẻ đó (terms and conditions) đừng để những từ ngữ debit card, cash card đánh lừa bạn. Các thuật ngữ này không có gì làm tiêu chuẩn cả, ngân hàng Barclay ở Anh gọi debit card của họ là Cash Card. Cũng đừng quá giận các ngân hàng không phát hành thẻ mà bạn muốn cho bạn được, nhiều khi do cơ chế pháp lý, quản lý ngoại hối ở địa phương quá chặt, ngân hàng muốn mà không làm được. Gần đây tôi có xem trên TV thấy nói ở Hàn Quốc đã có phát hành thẻ Debit Card thanh toán được ngoài siêu thị và cả online nữa, điển hình là Samsung Card và LG Card, bạn nào có thông tin xin mời hãy tư vấn cho các bạn bè biết để cùng sử dụng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét