Thời gian thực hiện kế hoạch chiến lược

Việc lên thời gian biểu cho các kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào đặc điểm, nhu cầu của công ty cũng như các yêu cầu cấp thiết của môi trường bên ngoài. Ví dụ đơn cử như đối với những công ty có sản phẩm và các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế biến động mạnh thì các kế hoạch nên được thực hiện thường xuyên.
 
 
Trong trường hợp này thì các kế hoạch nên được thực hiện từ 1 đến 2 lần trong một năm một cách toàn diện, đầy đủ và chi tiết (điều này có nghĩa là chú ý tới nhiệm vụ, mục tiêu, hiệu quả, khả năng, thời gian, ngân quỹ, bao quát thị trường.. v.v…).
Ngoài ra, đối với các công ty đã hoạt động lâu năm và có thị trường ổn định thì việc thực hiện các kế hoạch chiến lược nên được tiến hành 1 năm một lần với một số phần quan trọng nhất trong cả kế hoạch đó, ví dụ như kế hoạch hành động (mục tiêu, trách nhiệm, ngân quỹ, thời gian... ), những yếu tố này cần được đổi mới theo từng năm.
Bạn hãy tham khảo một số gợi ý sau đây
-         Nên tiến hành các kế hoạch chiến lược ngay từ khi công ty mới đi vào hoạt động (các kế hoạch chiến lược luôn là một phần của chiến lược kinh doanh toàn diện bao gồm cả chiến lược marketing, tài chính hay quản lí)
-         Các kế hoạch chiến lược cũng nên được tiến hành cùng với sự chuẩn bị một chiến lược kinh doanh táo bạo, ví dụ như việc phát triển một phòng, ban mới hay các sản phẩm chiến lược hoặc là một dây chuyền sản phẩm mới.
-         Các kế hoạch chiến lược cần phải được kiểm tra ít nhất một lần 1năm để chuẩn bị sẵn sàng cho năm tài chính tiếp theo (quản lí tài chính của công ty thường dựa trên nền tảng từng năm hoặc là theo năm tài chính). Trong trường hợp này việc đặt ra các kế hoạch chiến lược nên được chỉ đạo kịp thời để xác định được mục tiêu tối thiểu mà công ty cần đạt được trong năm tài chính sắp tới. Các sáng kiến cần có để hoàn thành mục tiêu và ngân quỹ cần thiết cho các mục tiêu đó.
-         Các kế hoạch hành động nên được đổi mới liên tục.
-         Chú ý rằng trong quá trình thực hiện kế hoạch, tiến trình thực hiện nên được theo dõi bằng bảng theo từng quý. Việc kiểm tra này phục thuộc vào quy mô kế hoạch, tỉ lệ thay đổI bên trong lẫn bên ngoài công ty.
Lợi ích của các kế hoạch chiến lược
-         Xác định rõ các mục đích thực tế của công ty và thiết lập các mục tiêu phù hợp với nhiệm vụ đó trong một khung thời gian xác định nằm trong khả năng thực hiện của công ty.
-         Trao đổi thông tin, mục tiêu với các phòng ban trong công ty.
-         Nắm rõ các kế hoạch.
-         Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của công ty bằng cách tập trung sử dụng vào các kế hoạch chính.
-         Xây dựng nền tảng mà từ đó có thể đánh giá được quá trình và thiết lập cơ chế thay đổI hợp lí cho những thay đổi hợp lí khi cần thiết.
-         Kết hợp khả năng tốt nhất của mọi người cùng với những nỗ lực hợp lí có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thống nhất phương hướng hoạt động của toàn công ty.
Ngoài ra còn có một số lí do khác như:
-         Đưa ra những mục tiêu rõ ràng hơn để công ty hoạt động hiệu quả hơn.
-         Tạo mối liên kết giữa nhân viên và ban giám đốc
-         Xây dựng đội ngũ lãnh đạo và nhân viên vững mạnh
-         Đưa ra các giải pháp gắn kết mọi người trong công ty với nhau (đốI với các tập đoàn)
-         Tạo ra sự nhất trí chung giữa các nhà kế hoạch xung quanh các viễn cảnh chung.
-         Tăng hiệu quả công việc bằng cách hoạt động tích cực và năng suất.
-         Giải quyết các vấn đề chính.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét